Chỉ 3' biết cách sử dụng máy thủy bình nhanh • chuyên nghiệp

Cách sử dụng máy thủy bình (nhanh nhất, chuẩn nhất)

Máy thủy bình là thiết bị đo đạc thông dụng được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng, kỹ thuật yêu cầu chính xác cao.

Vậy máy thủy bình là gì? Máy thủy bình dùng để làm gì? Cách sử dụng máy thủy bình như thế nào là chuẩn nhất, nhanh nhất? Cách đo máy thủy bình như thế nào là chuyên nghiệp? Cách đọc mia nhanh, chính xác? Làm thế nào để biết máy đo còn chính xác không? Khi nào thì phải kiểm định máy thủy bình?

Đó là những câu hỏi chúng tôi thường xuyên nhận được khi tư vấn bán máy thủy bình. Trắc Địa Sơn Long dành thời gian biên soạn bài viết tổng hợp, đầy đủ về máy thủy bình cho khách hàng tiện theo dõi.

Mục lục

Máy thủy bình là gì? Máy thủy bình tiếng Anh là gì?

Máy thủy bình là máy đo đạc được dùng để xác định độ chênh cao, độ dốc giữa các điểm trên bề mặt, phục vụ công tác san lấp mặt bằng, lắp ráp chân, đế trong các dây chuyền sản xuất đòi độ chính xác cao.

Máy thủy bình tiếng Anh là Automatic level surveying, nghĩa là thiết bị cân bằng tự động, sử dụng bộ rung (con lắc) giúp máy hoạt động ổn định, chính xác, trên các địa hình khác nhau.

Cấu tạo máy thủy bình

Cấu tạo máy thủy bình

Cấu tạo máy:

  1. Kính vật: lăng kính hiển thị hình ảnh, mục tiêu cần ngắm.
  2. Gương sơ bộ: kiểm tra nhanh máy đã cân bằng chưa (bọt thủy tròn đã về giữa)  trước khi đo đạc.
  3. Núm vi động: Xoay máy lệch trái, phải  tý một về hướng mục tiêu.
  4. Bọt thủy tròn: Báo máy cân bằng hay chưa.
  5. Núm điều quang: điều chỉnh để hiển thị vật khi ở xa, gần
  6. Tiêu ngắm sơ bộ: ngắm nhanh để hướng ống ngắm về mia
  7. Vòng bảo vệ
  8. Kính mắt
  9. Vòng chia độ: ít sử dụng, chỉ sử dụng khi cần đo góc, đo xa trong trường hợp không có máy kinh vĩ, máy toàn đạc.
  10. Ốc chân máy: Dùng để điều chỉnh máy, cân máy trước khi đo.
  11. Thân máy: bảo vệ bộ rung, con lắc, và lăng kính bên trong.
  12. Đế máy: bắt chặt máy vào chân máy.

Cách cân máy thủy bình

Để cân máy thủy bình nhanh, chính xác, chúng ta cần chú ý khi căn chỉnh 2 phần sau: phần chân máy, phần máy.

Phần chân máy:

  1. các bạn mở ba ốc siết của chân máy
  2. sau đó các bạn rút 3 chân máy cao bằng nhau, rồi vặn 3 ốc siết lại
  3. Đặt chân máy sao cho mặt chân máy nó tương đối
    nằm ngang (chính là phần tiếp xúc với đế máy thủy bình)

Phần máy:

  1. Đặt máy thủy chuẩn lên và vặn ốc liên kết giữa máy với chân máy lại
  2. Trước khi cân máy, thì ta phải vặn lại 3 ốc cân, sao cho chúng cao đều nhau
  3. Ấn chặt ba cái chân máy xuống nền, để cho chân máy cố định, tránh trượt máy, rung lắc khi đo.
  4. Đặt ống kính máy song song với hai ốc cân bất kỳ.
  5. Sau đó, ta vặn hai ốc cân này ngược chiều nhau, để cho bọt thủy nó lệch về phương của ốc cân thứ ba.
  6. Vặn ốc cân thứ ba để cho bọc thủy vào giữa.

Cách đo máy thủy bình

Cách đọc mia máy thủy bình

Đo khoảng cách bằng máy thủy bình

Ở phần trên, chúng tôi đã giới thiệu về đo cao độ, cách đọc mia nhanh, chính xác. Vậy đo khoảng cách bằng máy thủy bình thì sao? Dùng máy thủy chuẩn đo khoảng cách từ chân máy đến vị trí đặt mia như thế nào? Nguyên lý rất đơn giản. Áp dụng công thức Pitago trong tam giác vuông, tính cạnh góc vuông khi biết cạnh góc vuông kia, và góc nhọn.

Tính cạnh góc vuông theo Pitago

Tính khoảng cách theo Pitago

Trong tam giác vuông, cạnh góc vuông = cạnh góc vuông kia * tang góc đối = cạnh góc vuông kia * cotang góc kề
Ứng dụng: b = a * cotang (BAC)

cach doc mia may thuy binh187

Đo khoảng cách bằng máy thủy bình

A là vị trí đặt máy
C là vị trí đặt mia
a = {(chỉ số trên) - (chỉ số dưới)} = {(chỉ số trên) - (chỉ số dưới)}/2
cotang (BAC) = 200
Khoảng cách từ máy tới mia = {(chỉ số trên) - (chỉ số dưới)}/2 * 200= {(chỉ số trên) - (chỉ số dưới)} * 100
Khoảng cách từ máy tới mia = (1783-1675) * 100 = 10800mm = 10,8m

Scroll to Top